Chiều 28.11,úngtađóngtàuchocảthếgiớitàuchiếnhẳnhoichứkhôngchỉtàucáb52 club Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Cho ý kiến, đa số các đại biểu đều tán thành sự cần thiết xây dựng luật, đồng thời đề nghị nghiên cứu thêm một số vấn đề mang tính chiến lược.
Đại biểu Tạ Đình Thi (trái) và Nguyễn Thị Ngọc Xuân phát biểu thảo luận
GIA HÂN
"Tư duy hướng biển, tiến ra biển, làm chủ biển"
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) cho rằng dự án luật cần thể hiện rõ hơn nữa tư duy hướng biển, tiến ra biển, làm chủ biển, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên môi trường và không gian biển. "Với nội dung dự thảo của luật hiện nay, chúng tôi cảm nhận là chúng ta vẫn hướng về lục địa, đất liền", ông Thi nói.
Nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia sở hữu hơn 3.260 km bờ biển, hơn 3.000 đảo, quần đảo lớn, nhỏ, ông Thi khẳng định biển, đảo chính là môi trường sinh tồn, phát triển đời đời bền vững của dân tộc. Biển Đông có lợi thế quan trọng về địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế, địa tự nhiên đối với nước ta.
Vì thế, dự án luật cần tiếp cận theo hướng gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hợp tác quốc tế mà nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển là trọng tâm.
Cùng thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (đoàn Bình Dương) đề cập tới cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Bà Xuân lưu ý việc ưu tiên xây dựng, thu hút, đãi ngộ, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học có trình độ cao, các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên sâu, đội ngũ kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành về công nghệ, tổ chức quản lý, sản xuất quân sự kỹ thuật viên và thợ bậc cao về kỹ năng chuyên sâu và các bí quyết công nghệ trong công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Cùng với đó là bổ sung chính sách cho việc đào tạo, bồi dưỡng cả trong và ngoài nước cho nguồn nhân lực; đầu tư, nâng cao chất lượng các trường đại học, học viện, các viện, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ quốc phòng, an ninh.
Đặc biệt, nữ đại biểu gợi mở cần có cơ chế tuyển thẳng và chính sách ưu đãi cao hơn cho các em học sinh giỏi từ THPT, sinh viên các trường đại học theo học các ngành nghề đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn cho công nghiệp quốc phòng, an ninh. Mục tiêu là Việt Nam từng bước làm chủ khoa học công nghệ trên lĩnh vực này.
"Công nghiệp quốc phòng không phải chỉ có lục địa"
Giải trình về ý kiến của các đại biểu, đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định Việt Nam là đất nước làm giàu từ biển, điều đó đồng nghĩa công nghiệp quốc phòng không phải chỉ có lục địa.
"Chúng tôi cũng sản xuất tất cả các loại vũ khí trang bị bảo đảm cho bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ví dụ, chúng ta đóng tàu cho cả thế giới, tàu chiến đấu hẳn hoi chứ không phải chỉ có mỗi tàu đánh cá", ông Giang thông tin.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết thêm, các dây chuyền sản xuất, kể cả sản xuất vũ khí chiến lược đều đáp ứng yêu cầu bắn ở các cự ly khác nhau, các loại mục tiêu khác nhau, không chỉ trên đất liền, không chỉ trên không mà cả trên mặt nước.
Nói về chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, đại tướng Phan Văn Giang cho rằng phải có chính sách lương, thưởng, nhà ở… để giao nhiệm vụ khoa học, khen thưởng, ghi nhận, phong tặng các chức danh khoa học. Cùng với đó là các chính sách hậu phương quân đội, để làm sao cho mọi người thấy xứng đáng với công việc khó, rủi ro cao.
Thừa nhận vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết sẽ cố gắng khắc phục. Dẫn chứng về Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), ông Giang nói "cũng phải có một nghị định riêng của Chính phủ thì mới thu hút được các nguồn lực, mới có được con người và có Tập đoàn Viettel như hiện nay".